1. Trò chơi: “vẽ”
- Chuẩn bị: bảng, bút lông viết bảng, khăn lau
- Cách thực hiện: Phụ huynh nên sắp xếp các ý tưởng trong đầu trước khi chơi trò này với trẻ. Ta có thể vẽ một vòng tròn lên bảng nhưng nhớ là vẽ chậm chậm và hỏi trẻ “đố con mẹ vẽ cái gì?”, trẻ sẽ trả lời nếu biết, còn trẻ không trả lời được thì mẹ có thể nói “à là một hình tròn”, sau đó từ hình tròn ta vẽ một đường thẳng xuống và tiết tục hỏi trẻ “mẹ vẽ thành hình gì nữa đây?” “bong bóng”, tiếp tục vẽ xung quanh hình tròn nhiều hình oval để tạo thành bông hoa, sau đó vẽ thêm lá tạo thành cành hoa. Ta sẽ cố gợi ý đặt câu hỏi cho trẻ để trẻ chú ý vào nét vẽ. Có thể sáng tạo thành các hình như: con ốc sên, mặt trời, con sâu...
2. Hoạt động tô màu
- Chuẩn bị: Giấy, bút màu
- Cách chơi: Phụ huynh gợi ý một số hình cho trẻ chọn để tô như: mặt cười, mặt buồn, hình tròn, vuông, con cá, con gà… đầu tiên nên cho trẻ chọn những hình đơn giản trước, dần dần cho trẻ chọn các hình phức tạp hơn.
Phụ huynh nên tô cùng trẻ và khuyến khích trẻ bằng lời nói như: con tô mặt cười cho thật đẹp nhé giống của mẹ nè, xem ai tô nhanh hơn nhé…
3. Trò chơi “làm bánh”
- Chuẩn bị: đất sét, một số khuôn làm bánh
- Cách chơi: Phụ huynh cùng chơi với bé, vừa chơi vừa diễn giải bằng lời nói: “hôm nay sinh nhật ba, 2 mẹ con mình sẽ làm bánh tặng ba nhé!
Đầu tiên mình làm bánh sinh nhật tăng ba”, vừa nói và vừa cùng bé nhào đất, dùng khuôn bánh ấn xuống để tạo thành bánh. sau đó đặt câu hỏi cho bé “con muốn là gì tặng ba” nên gợi ý cho bé, và tiếp tục trò chơi tới khi nào bé có dấu hiệu chán.
4. Trò chơi “tìm đường đi”
- Chuẩn bị: mô hình xe đồ chơi nhỏ, khối gỗ đồ chơi
- Cách chơi: sắp các khối gỗ tạo thành mô hình nhà tượng trưng, xếp đường đi: 1 đường sẽ về tới nhà, 1 đường sẽ vào hẻm cụt. Ban đầu Phụ huynh cho 2 đường, ngắn, sau đó tăng lên dài, tăng lên 3 đường, 4 đường cho bé chọn lựa
(Cách chơi tìm đường này có thể sử dụng bút lông vẽ trên bài tập giấy nếu bé nào có kỹ năng vẽ, viết tốt)
5. Trò chơi “chọn hình”
- Chuẩn bị: một số hình ảnh quen thuộc với trẻ
- Cách chơi 1: Ban đầu sử dụng 2 hình, cho trẻ quan sát sau đó cho trẻ nhắm mắt lại, mẹ giấu đi 1 hình và hỏi trẻ “con xem mất hình nào?”. Tăng lên lần lượt 3, 4, 5 hình khi trẻ làm tốt.
- Cách chơi 2: có thể mẹ sắp xếp thứ tự 2 hình, cho trẻ quan sát, sau đó mẹ xáo trộn 2 hình đó và yêu cầu trẻ sắp xếp lại. Tăng lên lần lượt 3, 4, 5… hình khi trẻ làm tốt.
- Cách chơi 3: Cho trẻ quan sát 1 hình, sau đó mẹ sắp hình đó trong 2 hình khác, và yêu cầu trẻ tìm hình vừa được xem.
6. Đọc sách
Đọc sách cho bé nghe là hoạt động tăng khả năng chú ý ở trẻ rất tốt, phụ huynh nên đọc sách nhiều cho trẻ nghe. Khi đọc sách phụ huynh nên diễn tả nét mặt và giọng nói của mình phù hợp với các nhân vật trong truyện sẽ giúp trẻ thích thú hơn.Hướng dẫn luyện tập trung chú ý cho trẻ.
Khi trẻ có thể nhớ câu chuyện mà trẻ đã được nghe, ta có thể cùng trẻ kể lại câu chuyện bằng cách khơi gợi cho trẻ, cho trẻ bắt chước các giọng điệu, nét mặt của nhân vật.
7. Xâu hạt: là hoạt động giúp phát triển vận động ngón tay, ngoài ra nó còn phát triển khả năng tập trung chú ý cho trẻ rất tốt.
- Chuẩn bị: Bộ xâu hạt (được bán nhiều ngoài nhà sách)
- Cách chơi: ban đầu phụ huynh đưa ra số hạt yêu cầu trẻ xâu vào hết (vì dụ: 5 hạt), sau đó tăng dần số hạt càng nhiều càng tốt. Nếu khả năng nhận thức trẻ tốt thì ta có thể cho trẻ xâu hạt xen kẽ (ví dụ: 1 màu vàng, 1 màu đỏ, hoặc 1 con cá, 1 con gà…)
8. Trò chơi “quan sát tranh”
- Chuẩn bị: 1 số tranh có nhiều chi tiết Hướng dẫn luyện tập trung chú ý cho trẻ.
- Cách chơi: Cho trẻ quan sát tranh với 3 chi tiết khác nhau trong thời gian 1p có thể trò chuyện với trẻ những hình ảnh trong tranh, sau đó cất tranh đặt câu hỏi cho trẻ “trong tranh có những hình gì?”, trẻ phải nêu lên những hình vừa thấy.
Hoặc đối với những trẻ hạn chế ngôn ngữ, chúng ta có thể để những tấm hình cắt rời giống trong tranh và 1 số hình không có trong tranh, đưa cho trẻ để trẻ chọn ra những hình mà trẻ thấy trong tranh
9. Trò chơi “tìm hình” Hướng dẫn luyện tập trung chú ý cho trẻ
- Chuẩn bị: Hình vẽ có nhiều hình học khác nhau, hoặc tranh 1 số dụng cụ có chứa hình học
- Cách chơi: Cho trẻ tìm hình chữ nhật trong bức tranh đồ dùng nhà bếp (có 3 hình ảnh), tăng dần mức độ.
10. Trò chơi “đẩy xe”
- Chuẩn bị: bìa cứng, nhiều xe đồ chơi
- Cách chơi: đặt bìa cứng cho có động nghiêng 30 – 40 độ, sau đó đặt lần lượt từng chiếc xe lên cho xe chạy
11. Trò chơi xé giấy
- Chuẩn bị: 1 ít giấy báo, hoặc giấy trắng
- Cách chơi: Cho bé xé giấy theo hình trên giấy báo, hoặc cho bé xé giấy tự do, hoặc ba mẹ có thể vẽ đường kẽ sẵn trên giấy và cho bé xé theo đường kẽ
Trò chơi này ngoài việc phát triển chú ý thì còn phát triển vận động tinh khá tốt cho trẻ.
12. Cho trẻ nghe nhạc nhiều cũng kích thích trẻ chú ý ghi nhớ lời bài và giai điệu của bài hát, đến lúc nào đó trẻ nghe được bài hát thì trẻ cũng ngân nga theo.
13. Ngoài ra còn một số hoạt động như trò chơi xây dựng, trò chơi xếp hình cũng giúp trẻ phát triển tốt sự tập trung chú ý.
Chúc ba mẹ có những giờ học và chơi bên con thật thú vị 💜