Đất nước Việt Nam là một đất nước có bề dày lịch sử, đã hình thành nên
một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, những tinh hoa văn hoá đặc sắc phi vật
thể mà bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới cũng không thể so sánh được. Trong
đó không thể không nói đến “Đồng dao”.
Đồng dao là thể loại thơ ca
dân gian truyền miệng và không rõ tác giả, thường được ông cha ta ngày xưa dùng
để hát khi đi làm đồng, làm ruộng.
Đồng dao còn là một sản phẩm văn hóa tinh thần quan trọng với trẻ
nhỏ, khúc Đồng dao có lời thơ vần điệu nhí nhảnh vui vẻ nhưng ẩn chứa
nhiều giá trị giáo dục.Nhạc điệu của các bài đồng dao thường rất đơn giản, chủ yếu là dựa trên
tiết tấu của lời thơ. Đặc biệt có nhiều bài thơ ngắn, nhưng câu đầu câu cuối vẫn
nối với nhau tạo điều kiện cho các em có thể hát mãi theo kiểu vòng tròn mà
không chán.
Trong xã hội Việt Nam thời xa xưa, đồng dao được biết
đến rộng rãi, nó còn gắn liền với các trò chơi dân gian của trẻ em như nhảy bao
bố, di cà kheo v.v.Không chỉ là trò chơi giải trí mà còn mang đến nhiều giá trị
khác. Ngày nay, loại hình này dần bị lãng quên và dần bị thay thế bởi sự phát
triển chóng mặt của thời đại số. Từ đó, mang đến nhiều hệ luỵ xã hội, cụ thể
như: suy giảm thị lực từ sớm; thiếu tự tin khi giao tiếp…
Vì vậy, lớp MGL A3 đã đưa loại hình dân gian này vào các hoạt động giáo
dục nhằm hạn chế hệ luỵ nghiêm trọng kể trên, đồng thời giúp trẻ có một tuổi
thơ trong sang, hồn nhiên và phát triển một cách toàn diện.
Dưới đây là một số
hình ảnh cô và trẻ thực hiện hoạt động Giao lưu “Bé yêu đồng giao” và chơi các
trò chơi dân gian của lớp MGL A3, trường MN Minh Trí B: