1. Đi nhón gót chân khi nào là bình thường?
👍 Thời gian mới bắt đầu tập đi, các bé thường có xu hướng đi nhón gót chân (kiễng). Nguyên nhân là vì khi mới tập đi, bắp thịt chân dưới của bé căng thẳng, cơ thể chưa hài hòa, chưa quen tiếp xúc với mặt sàn hay cảm giác sợ. Ngoài ra, có thể do các mẹ dùng xe tập đi với độ cao không phù hợp làm cho trẻ có xu hướng đi nghiêng về phía trước.
Khi mới tập đi trẻ có thể đi nhón gót do chưa quen
👍 Đối với trẻ lên 2, 3 tuổi, trong khi vui chơi, đùa giỡn, bé đi nhón gót chân để di chuyển nhẹ nhàng, không để người khác biết.
👍 Bé cảm thấy thích thú vì cảm giác khác lạ khi đi nhón gót chân, tuy nhiên điều này chỉ thỉnh thoảng xảy ra.
2. Khi nào là bất thường?
👍 Mặc dù đã hơn 2, 3 tuổi mà bé vẫn di chuyển chủ yếu bằng cách đi nhón gót chân.
👍 Trẻ đi không vững, lạch bạch, dễ té ngã.
👍 Các chân không phối hợp nhịp nhàng, hài hòa.
👍 Các cơ ở chân, cơ bắp căng cứng.
👍 Trẻ đứng, chạy không bình thường như các trẻ cùng lứa.
👍 Các kỹ năng vận động trước đó mất dần đi.
3. Có thể là dấu hiệu của bệnh gì?
- Bước vào tuổi 2, 3 nếu trẻ vẫn đi nhón gót thường xuyên có thể đó là dấu hiệu trẻ đang mắc bệnh nguy hiểm
✅✅✅ Đi nhón gót chân có thể là dấu hiệu nguy hiểm của những bất thường dưới đây:
👍 Gặp các vấn đề thể chất như: bẩm sinh gân Achilles, gân ở gót chân hơi ngắn nên khi chuyển động phải nhón gót.
👍 Dấu hiệu của chứng rối loạn vận động, đây là một tình trạng của bệnh bại não như bại não co cứng làm cử động khó khăn do các chi bị co cứng.
👍 Hội chứng liệt nửa người, đây là một dạng của bại não. Nếu vì tổn thương não dẫn đến đi nhón gót chân, trẻ sẽ thường chậm phát triển ngôn ngữ và đi kèm hội chứng tự kỷ.
👍 Bất thường vùng khớp háng làm 2 chân không bằng nhau.
4. Khi nhận thấy bé có những dấu hiệu bất thường trong hành vi cha mẹ cần đưa đi thăm khám để có kế hoạch can thiệp sớm và hiệu quả nhất.
Nguồn: sưu tầm